THÔNG ĐIỆP
CUỘC SỐNG
Trên hành tinh này chỉ cần có một tôn giáo đầy chất thấu hiểu để yêu thương - bao dung và tha thứ. Đó là tôn giáo mà tất cả loài người và muôn loài cần đến…
-THẦY PHÁP HẠNH
Yêu Thương
Yêu thương - bao dung và tha thứ là một năng lượng tinh khiết, tan chảy vào cuộc sống và tâm trí bỗng chợt thăng hoa.
Bao Dung
Trong mắt bao dung thấy bất công là bình đẳng. Trong mắt hận thù lại thấy bình đẳng là bất công. Và cuộc sống là tổng số những góc nhìn yêu thương hay hận thù cộng lại.
Tha Thứ
Nếu có niềm tin thì mình tin rằng mình có khả năng yêu thương - bao dung và tha thứ, chính niềm tin này làm cho mình được hạnh phúc, bình an lâu dài.
PHIM GÓC NHÌN CUỘC SỐNG
Nơi Dòng Sông Bắt Đầu
Dòng sông nào điểm bắt đầu cũng rất nhỏ, nhưng khi đến hạ nguồn thì lớn hơn, rộng hơn. Cũng vậy, khi chảy về hạ nguồn nó hợp cùng rất nhiều khe suối nhỏ và cùng chảy về phía biển khơi. Đời sống này giống vậy không ai tự mình làm được điều gì nên trò nếu không có mọi người giúp sức, thành công và thất bại cũng đều tương tự vậy…Vậy ai đã tác nhân thành chuyện này ? Chính là vận hành của nhân quả. Nếu mình gieo hạnh lành thì người lành đến giúp đỡ. Nếu gieo việc ác thì người ác đến quấy phá, bất an...
Những điều chúng ta đã học
Trong chúng ta, ai ai cũng hồ hởi , phấn khởi là học điều gì đó. Nhưng rồi để đó cho vui và lo những điều trước mắt là cơm áo gạo tiền để tồn tại. Vậy những điều học được rất hay ấy chúng ta thường nói với nhau như vậy. Và sau đó để vào ngăn kéo của trí nhớ lâu lâu đem ra nhớ lại cho vui.
Trong khi thời gian vẫn đi qua như nó đã từng đi qua. Vậy chúng ta đã học và làm được những gì nào? Vậy mà khi bàn chuyện gì đến giáo pháp chúng ta thích nói những chuyện cao siêu của bậc thánh. Hoặc những câu chuyện những bài kinh để trở thành tố chất của bậc thánh. Nếu đọc kinh và nghiên cứu kinh. Chúng ta nên tìm hiểu kinh đang nói về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và chúng ta kinh hoàng, sởn gai ốc vì trong chúng ta có tố chất đó. Vậy chúng ta phải làm gì khi biết vậy ?
Hãy làm lại từ đầu. Là thực hiện năm giới căn bản và các hạnh lành như bố thí, nhẫn nại, bao dung, tha thứ lẫn cho nhau…
-Thầy Pháp Hạnh
Thực Hiện Các Hạnh Lành
Lấy khó khăn của người để giải quyết bần tiện của tâm trí mình, lấy bần tiện của người để thực hiện những hạnh lành của mình. Ví dụ: Mình gặp người khó khăn cần mình giúp đỡ, mình cũng muốn giúp đỡ nhưng mình quá tiếc tiền, vậy là mình không làm được. Vì sao vậy ?
Vì chất keo kiệt, bần tiện, ích kỷ mà ngăn cản các hạnh lành, vậy là mình bỏ qua một cơ hội đẹp để làm sáng lên tâm trí. Như vậy các hạnh lành tẩy rửa chất bần bần của tâm trí, và nhờ vậy tâm trí thăng hoa....
-Thầy Pháp Hạnh
Lời Nguyện Cầu
Khi con người càng bế tắc càng thích nguyện cầu, nguyện cầu Chúa, Phật… thần linh giúp đỡ cho suông sẻ trong làm ăn, trong học hành và trong sự nghiệp.
Càng cầu nếu được thì sẽ sinh thêm muôn sự rắc rối mới. Cầu không được thì oán trách người. Oán trách trời.
Vậy có cần cầu nguyện gì không ? Nếu cần cầu thì nên cầu vậy thì chạm đến vẻ đẹp của tâm linh:
Cho con đủ yêu thương để con yêu thương người hãm hại mình, còn không làm được vậy thì tâm trí con muốn trả thù lóc da, lóc thịt họ. Điều đó làm con đau đớn hơn, mệt mỏi hơn. Và ý nghĩa cuộc sống là màu đen xám. Sống chỉ nuôi chiến thắng và hận thù....và đó là điều khốc liệt nhất làm cho trái tim con rỉ máu .
Khối óc bỗng dưng đóng băng lạnh lùng, vô cảm với tất cả vẻ đẹp của đất trời ban tặng. Lúc đó, con thật sự có lỗi với đời và có lỗi với chính mình…
-Thầy Pháp Hạnh
Hạnh Chính Là Phúc
Cuối cùng con người đều nhận ra rằng hạnh phúc không phải để an nhàn hưởng lạc, mà hạnh này chính là phúc, mà đã là hạnh nguyện thì làm gì có an lành để hưởng thụ, để hưởng lạc, mà cho ra, chia sẽ, gánh vác cho nhau qua vũng lầy tăm tối cuộc đời. Làm được như vậy gọi là phúc, ví như người con có hiếu hạnh thì chắc chắn khổ hơn nhiều so với con bất hiếu. Vì sao ? Khi cha mẹ ốm đau, tật nguyền họ lo hết, thức hôm, thức mai, tiền bạc thuốc thang cho cha mẹ, còn con bất hiếu thì lo hưởng lạc sáng say, chiều xỉn, cha mẹ thì bỏ bê thì họ ít khổ, ít mất tiền hơn người con hiếu hạnh, thì chắc chắn một điều người này thiếu phúc. Vì sao ? Vì họ đâu có hạnh nào đâu mà có phúc, cũng vậy, xưa nay con người cứ nhầm tưởng hạnh phúc là tự do để hưởng lạc, hưởng an nhàn, trong lúc đó những người chung quanh mình rất bất mãn, tổn thương, khổ sở vì loại hạnh phúc theo kiểu hưởng lạc của mình.
-Thầy Pháp Hạnh
Tâm Trí Thênh Thang
Được sống là một diễm phúc lớn không phải để hưởng lạc thú, mà cùng nhau trải nghiệm những cung bậc của đời sống vốn có. Có gì nào? Chẳng có gì toại nguyện cho lắm.
Yêu thích nào cũng qua đi như bọt nước, chẳng giữ được lâu. Mệt mỏi với những điều thất bại, ê chề với mong muốn không bao giờ đạt được, nếu đạt được chỉ đạt được chỉ đạt những chiếc bóng do ảo tưởng bịa ra.
Và còn gì chán nữa ? Bệnh hoạn khi tuổi già, còn trẻ thì bệnh bẩm sinh, bệnh do sự cố...Và còn gì nữa ? Sự sợ hãi khi tử thần đến gõ cửa, sợ mất đi người thân, chồng, con, bạn, bè vv vv...Và nỗi sợ vô hình lớn nhất chiếm gần như hết cả tâm trí : Là không biết chết đi về đâu trong cõi mịt mù, bao la, vô tận.
Vậy mình làm gì đây khi còn sống ? Thôi đừng hưởng lạc nữa, lạc thú của trần gian có gì để hưởng. Khi không hưởng lạc, không phục vụ cho lạc thú thì cần gì phải săn lùng quyền lực, săn lùng cái tôi thích, ra sức chống đối cái tôi không thích, cần gì phải tham gia vào tổ chức nào để chịu áp lực ràng buộc và sau đó rên rỉ bất an, mệt mõi. Từ đó cõi tâm hướng thượng là biết từ bỏ, và từ bỏ những điều không cần thiết.Tâm trí thênh thang.
-Thầy Pháp Hạnh
PHÁP THOẠI ĐƯỢC CHÉP LẠI
Chúng ta luôn nhớ rằng lấy năm giới làm nền tảng sống, lấy bao dung và tha thứ làm gốc rễ. Lấy yêu thương làm điểm tựa cho cả cuộc đời. Dù số đông cho là quái thú, lập dị, chẳng ra gì, đạo đức giả. Tất cả những khái niệm đó đều cho qua, cho qua trong tâm trí. Tâm trí sẽ vững chắc trong thiện pháp…
-THẦY PHÁP HẠNH